Giống Hải đường

Thứ năm - 01/12/2011 03:45
Hải đường
Hải đường
Hải đường Việt Nam hay hải đường (danh pháp hai phần: Camellia amplexicaulis) là một loài thực vật hạt kín thuộc chi Trà (Camellia).
Đây là loài cây nhỡ, cao đến 3 m, hoa màu đỏ tía, nhẵn, hình trứng ngược, dính nhau ở gốc, không thơm, thường nở vào dịp Tết âm lịch. Hải đường Việt Nam được trồng từ Lạng Sơnđến Thừa Thiên-Huế

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc rất quan trọng với cây hoa hải đường


Đất trồng

Đất trồng là đất phải được phơi khô nỏ, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Có thể dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch, cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm, trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này để trồng cây. Đất trồng nên dùng phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3.

Chăm sóc

Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.
- Tỉa bỏ ngay những cành tăm, cành khuất tán, cành bị nhiễm sâu bệnh để vừa tập trung nhựa sống nuôi các cành chủ lộ sáng, dự trữ được nhiều hơn chất sống nuôi cơ quan sinh sản, loại trừ được nơi ẩn nấp của dịch hại vốn rất sợ tia tử ngoại của ánh nắng, vừa kết hợp với tạo dáng, thế cho cây (nếu trồng trong bồn chậu bonsai); lại hạ thấp trọng tâm, giảm diện cản gió mưa giúp cây vững vàng hơn.

- Quét nước vôi bão hòa (hòa vôi tôi vào nước cho đến khi không thể tan thêm) vào gốc để phòng trừ sâu bệnh (kỵ nhất là sâu đục thân) và tăng độ phản xạ ánh sáng cho cây quang hợp tốt hơn. Nên quét từ 2 –3 lần, mỗi lần cách nhau 1 – 2 ngày.
Đặc tính sinh trưởng ảnh hưởng rất nhiều tới kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa hải đường
- Tỉa bỏ các nụ "kẹ" (nhỏ bé sát cuống với các nụ khác), giữ lại tối đa 2 – 3 nụ mập hơn trên 1 cành thứ cấp (cành hoa) bằng cách dùng 2 ngón tay xoay đi xoay lại vài ba lần. Làm như vậy là tập trung nhựa luyện nuôi các nụ lớn, giúp hoa to và bền cuống hơn nhiều.

- Bón thúc hoa bằng cách đào rãnh hình vành khăn ở ngoài chu vi bóng tán (nếu trồng trên đất) hoặc bới đất xung quanh riềm chậu (nếu trồng bonsai) rồi cho vào đó hỗn hợp phân đa vi lượng tự chế như sau: 30 – 40% phân hữu cơ hoai mục + 30 – 40% bùn khô hoặc sa bồi nỏ đập vụn + 10% NPK vi sinh loại dùng cho hoa cảnh có hàm lượng N<10% để tránh lốp còn lại là xỉ than, vữa hả, vôi "con kiến" tán nhỏ, trộn đều. Lấp đất thô trên bóng tán, giữ ẩm đều. Tuyệt đối không để đất nền sũng dễ gây ngạt rễ, rụng nụ, thui lộc.

- Không để cây bị cớm kéo dài, song cần tránh nắng quái chiều thiêu đốt.

Chú ý đến kỹ thuật trồng cây và chăm sóc, hải đường sẽ cho hoa đúng dịp Tết

Các sâu, bệnh thường gặp
Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này. Cách phòng trừ: Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hỗ Trợ mua cây cảnh
Hỗ trợ mua cây cảnh
0983.607.639
Hỗ trợ mua cây cảnh
0167.368.99.11
Hỗ trợ mua cây cảnh
097.2267.633
Hỗ trợ mua cây cảnh
0167.368.99.11
 
Giới thiệu công ty

Công ty Cây Xanh Đất Việt

Công ty TNHH Phát Triển Cây Xanh Đất Việt MST: 5701452613 ĐC: Số 81- Giới Tế -Phú Lâm-Tiên Du- BN Cửa hàng giới thiệu sản phẩm : Số 55-56 Tương Giang - Từ Sơn- Bắc Ninh ĐT: 0167.368.99.11  / 0983.607.639

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây